GIỎ HÀNG

Sửa Giỏ Hàng
  • Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
Sai lầm khi dùng chảo chống dính

7 sai lầm thường gặp khi sử dụng chảo chống dính

[:en]

sử dụng chảo chống dính

Chảo chống dính là dụng cụ nhà bếp vô cùng quen thuộc và được sử dụng hàng ngày giúp cho công việc nấu ăn của chị em nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không ít người mắc phải những sai lầm khi sử dụng chảo chống dính gây hại đến sức khỏe.

Chảo chống dính

1. Để chảo ở nhiệt độ cao khi chưa có đồ ăn

Nhiều người có thói quen cho chảo chống dính vào bếp và để lửa cao ngay cả khi chưa có đồ ăn nấu kèm. Việc dùng chảo như vậy cũng là một sai lầm lớn. Theo các chuyên gia, việc để lửa cao khi dùng chảo chống dính sẽ khiến chất chống dính bắt đầu bị phân hủy và giải phóng các phân tử độc hại gây ung thư.

Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn chỉ nên giữ nhiệt độ ở mức trung bình hoặc thấp, không để lửa bén vào lòng chảo, tuyệt đối tránh để chảo không trên bếp nóng khi chưa có dầu, mỡ hoặc thức ăn trong chảo.

2. Dùng thìa kim loại đảo thức ăn

Việc dùng thìa nhôm hay thìa sắt để nấu trong chảo chống dính khiến lớp chống dính bong trên mặt chảo bị bong tróc. Điều này vừa làm mất đi lớp chống dính trên chảo vừa gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì thế, tuyệt đối không nên để các vật cứng làm trầy xước mặt chảo. Với chảo chống dính, dụng cụ bằng gỗ là thích hợp nhất.

3. Cọ chảo chống dính bằng miếng rửa kim loại

Kim loại là kẻ thù của chảo chống dính. Thực tế, rất nhiều người thường quen tay dùng miếng cọ kim loại để rửa chảo, và cho rằng rửa như vậy chảo sẽ sạch hơn.

Nhưng đây lại là một sai lầm, bởi việc chà xát bằng miếng cọ kim loại sẽ khiến lớp chống dính bị bong tróc, không chỉ làm chảo nhanh hỏng, mà khi nấu ăn còn khiến chất độc dễ ngấm vào thực phẩm hơn. Vì vậy, chỉ nên rửa chảo bằng bọt biển hay giẻ mềm.

4. Rửa chảo khi vừa dùng xong

Không nên rửa chảo khi vừa chiên rán xong, do nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính. Bạn chỉ nên ngâm nước hoặc rửa khi chảo gần nguội. Ngoài ra, việc ngâm giúp cặn muối và thức ăn thừa dễ gột rửa hơn.

5. Không thay chảo mới khi hỏng lớp chống dính

Cần lưu ý thay mới khi lòng chảo bị trầy xước hoặc sát dính thức ăn, thường là 1-2 năm sử dụng, hoặc 3 năm nếu lớp chống dính vẫn được bảo toàn.

Nhiều gia đình có thói quen tiết kiệm, khi lớp chống dính đã xước hoặc hỏng vẫn sử dụng. Nhưng nếu có dấu hiệu đó, bạn cần thay mới chảo để đảm bảo lớp chống dính an toàn nhất.

6. Vệ sinh nồi chảo chống dính bằng máy rửa bát

Sự thực là nhiều chảo chống dính dán nhãn là an toàn máy rửa chén, nhưng nước siêu nóng và chất tẩy rửa mạnh lại cực kỳ không tốt cho lớp phủ chống dính. Nhiều lần tẩy rửa bằng máy rửa bát sẽ khiến lớp phủ chống dính của nồi chảo bị hư hại đi nhanh hơn nhiều so với rửa bằng tay.

7. Đặt chảo chống dính vào lò nướng

Đối với các loại chảo chống dính có kích thước nhỏ, chúng ta thường mắc phải sai lầm là sử dụng chúng để nướng thực phẩm trong lò nướng. Điều này có thể làm bong lớp chống dính vì sự không tương thích nhiệt độ (nhiệt độ lò nướng quá cao). Thay vì vậy, bạn có thể sử dụng chảo gang, chảo inox chống gỉ… hoặc tốt nhất là các dụng cụ đựng thực phẩm chuyên dụng cho lò nướng

Trên đây là 7 sai lầm thường gặp khi sử dụng chảo chống dính; là với những sản phẩm bạn phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua, việc bảo quản chúng sao cho thời gian sử dụng được lâu bền nhất càng quan trọng. Bạn nên lưu tâm để đồ gia dụng nhà mình luôn bền đẹp và tiết kiệm được chi phí.

[:vi]

sử dụng chảo chống dính

Chảo chống dính là dụng cụ nhà bếp vô cùng quen thuộc và được sử dụng hàng ngày giúp cho công việc nấu ăn của chị em nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không ít người mắc phải những sai lầm khi sử dụng chảo chống dính gây hại đến sức khỏe.

Chảo chống dính

1. Để chảo ở nhiệt độ cao khi chưa có đồ ăn

Nhiều người có thói quen cho chảo chống dính vào bếp và để lửa cao ngay cả khi chưa có đồ ăn nấu kèm. Việc dùng chảo như vậy cũng là một sai lầm lớn. Theo các chuyên gia, việc để lửa cao khi dùng chảo chống dính sẽ khiến chất chống dính bắt đầu bị phân hủy và giải phóng các phân tử độc hại gây ung thư.

Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn chỉ nên giữ nhiệt độ ở mức trung bình hoặc thấp, không để lửa bén vào lòng chảo, tuyệt đối tránh để chảo không trên bếp nóng khi chưa có dầu, mỡ hoặc thức ăn trong chảo.

2. Dùng thìa kim loại đảo thức ăn

Việc dùng thìa nhôm hay thìa sắt để nấu trong chảo chống dính khiến lớp chống dính bong trên mặt chảo bị bong tróc. Điều này vừa làm mất đi lớp chống dính trên chảo vừa gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì thế, tuyệt đối không nên để các vật cứng làm trầy xước mặt chảo. Với chảo chống dính, dụng cụ bằng gỗ là thích hợp nhất.

3. Cọ chảo chống dính bằng miếng rửa kim loại

Kim loại là kẻ thù của chảo chống dính. Thực tế, rất nhiều người thường quen tay dùng miếng cọ kim loại để rửa chảo, và cho rằng rửa như vậy chảo sẽ sạch hơn.

Nhưng đây lại là một sai lầm, bởi việc chà xát bằng miếng cọ kim loại sẽ khiến lớp chống dính bị bong tróc, không chỉ làm chảo nhanh hỏng, mà khi nấu ăn còn khiến chất độc dễ ngấm vào thực phẩm hơn. Vì vậy, chỉ nên rửa chảo bằng bọt biển hay giẻ mềm.

4. Rửa chảo khi vừa dùng xong

Không nên rửa chảo khi vừa chiên rán xong, do nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính. Bạn chỉ nên ngâm nước hoặc rửa khi chảo gần nguội. Ngoài ra, việc ngâm giúp cặn muối và thức ăn thừa dễ gột rửa hơn.

5. Không thay chảo mới khi hỏng lớp chống dính

Cần lưu ý thay mới khi lòng chảo bị trầy xước hoặc sát dính thức ăn, thường là 1-2 năm sử dụng, hoặc 3 năm nếu lớp chống dính vẫn được bảo toàn.

Nhiều gia đình có thói quen tiết kiệm, khi lớp chống dính đã xước hoặc hỏng vẫn sử dụng. Nhưng nếu có dấu hiệu đó, bạn cần thay mới chảo để đảm bảo lớp chống dính an toàn nhất.

6. Vệ sinh nồi chảo chống dính bằng máy rửa bát

Sự thực là nhiều chảo chống dính dán nhãn là an toàn máy rửa chén, nhưng nước siêu nóng và chất tẩy rửa mạnh lại cực kỳ không tốt cho lớp phủ chống dính. Nhiều lần tẩy rửa bằng máy rửa bát sẽ khiến lớp phủ chống dính của nồi chảo bị hư hại đi nhanh hơn nhiều so với rửa bằng tay.

7. Đặt chảo chống dính vào lò nướng

Đối với các loại chảo chống dính có kích thước nhỏ, chúng ta thường mắc phải sai lầm là sử dụng chúng để nướng thực phẩm trong lò nướng. Điều này có thể làm bong lớp chống dính vì sự không tương thích nhiệt độ (nhiệt độ lò nướng quá cao). Thay vì vậy, bạn có thể sử dụng chảo gang, chảo inox chống gỉ… hoặc tốt nhất là các dụng cụ đựng thực phẩm chuyên dụng cho lò nướng

Trên đây là 7 sai lầm thường gặp khi sử dụng chảo chống dính; là với những sản phẩm bạn phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua, việc bảo quản chúng sao cho thời gian sử dụng được lâu bền nhất càng quan trọng. Bạn nên lưu tâm để đồ gia dụng nhà mình luôn bền đẹp và tiết kiệm được chi phí.

[:]
Tác giả:Tomate Admin
[:en]YOU MAY ALSO LIKE[:][:vi]CÓ THỂ BẠN CŨNG THÍCH[:]