Tổng đài CSKH:
Sai lầm khi rửa chén cần bỏ NGAY
[:en]Rửa chén bát, công việc tưởng đơn giản nhưng lại có liên quan trực tiếp đến sức khỏe! Rửa không đúng cách không chỉ khiến chén bát không đủ sạch, mà qua đó còn khiến vi khuẩn, hóa chất độc hại xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể…Vậy HÃY cùng Tomate điểm qua những sai lầm thường thấy khi rửa chén trong gia đình cần phải BỎ NGAY nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình bạn nhé!
1. Dùng quá nhiều nước rửa chén
Bản thân nước rửa chén là 1 chất tẩy rửa, nó chứa các thành phần hóa học giúp bóc tách chất bẩn và dầu mỡ khỏi bề mặt chén bát, từ đó giúp làm sạch chúng. Dùng quá nhiều nước rửa chén sẽ khiến bạn tốn nhiều nước hơn để làm sạch, và nếu không cẩn thận rất dễ để sót chúng, vì ngay cả khi chén bát hết bọt xà phòng, chúng vẫn chưa hoàn toàn sạch dung dịch tẩy rửa.
Trường hợp khác, bạn đổ trực tiếp nước rửa chén lên bề mặt chén bát hay xoong nồi cáu bẩn nhiều, và nghĩ rằng chúng sẽ dễ làm sạch chất bẩn hơn. Nhưng không, như thế nước rửa chén sẽ khó được làm sạch hơn, và chúng có thể thấm vào chén bát qua các vết nứt li ti.
Nhiều người còn có thói quen ngâm chén bát, đũa muỗng bẩn trong nước rửa chén pha loãng với nước để dễ làm sạch. Thời gian ngâm càng lâu, hóa chất càng nhanh chóng ngấm sâu vào chén bát và khó lòng tẩy sạch, đặc biệt với các chất liệu dễ thấm nước như gỗ, nhựa.
Thay vì dùng quá nhiều nước rửa chén, một mẹo đơn giản giúp chất bẩn dễ dàng được làm sạch hơn, bạn có thể dùng nước rửa chén pha loãng và rửa chúng với nước ấm.
2. Rửa chén bát trong bồn bẩn
Bồn rửa chén chứa lượng vi khuẩn cao gấp 100.000 lần nhà vệ sinh. Nếu rửa bát đũa trong những môi trường như vậy, bạn đã hiểu hậu quả của nó là gì rồi đấy. Hơn thế, tình trạng này sẽ càng nguy hiểm khi bạn ngâm những dụng cụ ăn uống trong những chiếc bồn dơ một thời gian rồi mới rửa. Cách tốt nhất cho bạn là thường xuyên vệ sinh bồn rửa chén bằng baking soda và giấm, hoặc giấm và muối
Đối với máy rửa chén thì thỉnh thoảng bạn nên để máy chạy ở trạng thái rỗng với hỗn hợp giấm và baking soda thay chất tẩy rửa để vệ sinh máy
Bài viết liên quan:
Hướng dẫn vệ sinh máy rửa chén
3. Không dọn thức ăn thừa đọng trong bồn rửa
Lưới lọc cặn bẩn của bồn rửa chén là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và mầm bệnh phát triển, đặc biệt là nếu nó đầy ắp thức ăn thừa. Hãy nhớ dọn sạch và vệ sinh lưới lọc cặn sau mỗi lần rửa chén để tránh việc vi khuẩn bám vào chéo bát của gia đình bạn nhé.
4. Không thay miếng rửa chén hoặc sử dụng không đúng cách
Nếu bạn không giữ miếng rửa chén khô ráo, sạch sẽ sau những lần rửa thì nó sẽ tạo thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn sẽ sinh sôi, nảy nở. Vì thế, nhằm đảm bảo chén bát của bạn được làm sạch hoàn hảo, hãy thường xuyên vệ sinh cả miếng rửa chén để tẩy cặn, chất bẩn và vi khuẩn trên nó. Thay mới những miếng rửa chén bị xuống cấp, bề mặt bị ăn mòn làm giảm khả năng cọ rửa và tăng khả năng giữ chất bẩn.
Ngoài ra, việc sử dụng miếng rửa chén không đúng cách cũng sẽ khiến hiệu quả rửa chén bát không đạt tối ưu. Với những vật dụng như nồi chảo chống dính, bộ nồi bằng inox…, nếu bạn sử dụng các miếng rửa chén bằng sắt sẽ gây trầy xước bề mặt sản phẩm, làm mất thẩm mỹ và tăng khả năng thôi nhiễm kim loại, chất độc hại vào thực phẩm khi đun nấu và ăn uống. Bởi lẽ đó, bạn hãy sử dụng các miếng rửa chén mềm và đừng chùi rửa quá mạnh tay để tránh gây hại cho những vật dụng này
5. Sử dụng dung dịch tẩy rửa kém chất lượng, không an toàn
Những chất tẩy rửa không rõ nguồn gốc như bột giặt, nước giặt hay bất kỳ loại xà phòng bất kỳ đều gây hại cho gia đình bạn. Dù bản thân nước rửa chén cũng chứa thành phần hóa chất, nhưng chúng được chọn lọc và kết hợp theo tiêu chuẩn và có kiểm soát, để tránh các phản ứng chéo giữa các thành phần, bảo vệ bề mặt chén bát và hạn chế tối đa tác hại với sức khỏe.
Thường những sản phẩm không rõ nguồn gốc đều chứa chất tẩy rửa cực mạnh, gây hư hại bề mặt bảo vệ trên chén bát hay nồi chảo của bạn. Nguy hiểm hơn nếu bạn không rửa chén bát kỹ, những chất tẩy rửa còn sót lại này sẽ từ chén bát theo thức ăn mà xâm nhập vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên lời khuyên cho bạn là hãy chọn dung dịch tẩy rửa có thương hiệu và bán ở những cửa hàng uy tín, chất lượng.
6. Dùng khăn lau khô chén bát không đúng cách
Bạn thường lau chén bát sau khi rửa và trước khi mang chúng đi bảo quản, vậy bạn cần đảm bảo chiếc khăn lau sử dụng phải là khăn sạch, được tiệt trùng cẩn thận. Nếu không, chén bát mới được làm sạch của bạn sẽ tái nhiễm khuẩn sau khi dùng khăn lau.
Nhiều người còn dùng chung cả khăn lau tay cho việc lau chén bát, như thế chất bẩn, vi khuẩn và cả mầm bệnh lại càng gia tăng. Sẽ thật tệ khi dùng khăn đó cho việc lau khô chén. Ngoài dùng khăn lau, bạn có thể phơi chén dưới ánh nắng để nhanh khô và diệt khuẩn.
Nếu dùng máy rửa chén, chế độ sấy khô đã đủ để hong khô và khử trùng trên chén bát. Máy rửa chén Tomate, xuất xứ từ Châu Âu gồm 6 chương trình rửa hiện đại như rửa nhanh, rửa tiết kiệm…với nhiệt độ sấy khác nhau, phù hợp với nhu cầu của hầu hết gia đình.
6 chương trình rửa của máy rửa chén Tomate
[:vi]Rửa chén bát, công việc tưởng đơn giản nhưng lại có liên quan trực tiếp đến sức khỏe! Rửa không đúng cách không chỉ khiến chén bát không đủ sạch, mà qua đó còn khiến vi khuẩn, hóa chất độc hại xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể…Vậy HÃY cùng Tomate điểm qua những sai lầm thường thấy khi rửa chén trong gia đình cần phải BỎ NGAY nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình bạn nhé!1. Dùng quá nhiều nước rửa chén
Bản thân nước rửa chén là 1 chất tẩy rửa, nó chứa các thành phần hóa học giúp bóc tách chất bẩn và dầu mỡ khỏi bề mặt chén bát, từ đó giúp làm sạch chúng. Dùng quá nhiều nước rửa chén sẽ khiến bạn tốn nhiều nước hơn để làm sạch, và nếu không cẩn thận rất dễ để sót chúng, vì ngay cả khi chén bát hết bọt xà phòng, chúng vẫn chưa hoàn toàn sạch dung dịch tẩy rửa.
Trường hợp khác, bạn đổ trực tiếp nước rửa chén lên bề mặt chén bát hay xoong nồi cáu bẩn nhiều, và nghĩ rằng chúng sẽ dễ làm sạch chất bẩn hơn. Nhưng không, như thế nước rửa chén sẽ khó được làm sạch hơn, và chúng có thể thấm vào chén bát qua các vết nứt li ti.
Nhiều người còn có thói quen ngâm chén bát, đũa muỗng bẩn trong nước rửa chén pha loãng với nước để dễ làm sạch. Thời gian ngâm càng lâu, hóa chất càng nhanh chóng ngấm sâu vào chén bát và khó lòng tẩy sạch, đặc biệt với các chất liệu dễ thấm nước như gỗ, nhựa.
Thay vì dùng quá nhiều nước rửa chén, một mẹo đơn giản giúp chất bẩn dễ dàng được làm sạch hơn, bạn có thể dùng nước rửa chén pha loãng và rửa chúng với nước ấm.
2. Rửa chén bát trong bồn bẩn
Bồn rửa chén chứa lượng vi khuẩn cao gấp 100.000 lần nhà vệ sinh. Nếu rửa bát đũa trong những môi trường như vậy, bạn đã hiểu hậu quả của nó là gì rồi đấy. Hơn thế, tình trạng này sẽ càng nguy hiểm khi bạn ngâm những dụng cụ ăn uống trong những chiếc bồn dơ một thời gian rồi mới rửa. Cách tốt nhất cho bạn là thường xuyên vệ sinh bồn rửa chén bằng baking soda và giấm, hoặc giấm và muối
Đối với máy rửa chén thì thỉnh thoảng bạn nên để máy chạy ở trạng thái rỗng với hỗn hợp giấm và baking soda thay chất tẩy rửa để vệ sinh máy
Bài viết liên quan:
Hướng dẫn vệ sinh máy rửa chén
3. Không dọn thức ăn thừa đọng trong bồn rửa
Lưới lọc cặn bẩn của bồn rửa chén là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và mầm bệnh phát triển, đặc biệt là nếu nó đầy ắp thức ăn thừa. Hãy nhớ dọn sạch và vệ sinh lưới lọc cặn sau mỗi lần rửa chén để tránh việc vi khuẩn bám vào chéo bát của gia đình bạn nhé.
4. Không thay miếng rửa chén hoặc sử dụng không đúng cách
Nếu bạn không giữ miếng rửa chén khô ráo, sạch sẽ sau những lần rửa thì nó sẽ tạo thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn sẽ sinh sôi, nảy nở. Vì thế, nhằm đảm bảo chén bát của bạn được làm sạch hoàn hảo, hãy thường xuyên vệ sinh cả miếng rửa chén để tẩy cặn, chất bẩn và vi khuẩn trên nó. Thay mới những miếng rửa chén bị xuống cấp, bề mặt bị ăn mòn làm giảm khả năng cọ rửa và tăng khả năng giữ chất bẩn.
Ngoài ra, việc sử dụng miếng rửa chén không đúng cách cũng sẽ khiến hiệu quả rửa chén bát không đạt tối ưu. Với những vật dụng như nồi chảo chống dính, bộ nồi bằng inox…, nếu bạn sử dụng các miếng rửa chén bằng sắt sẽ gây trầy xước bề mặt sản phẩm, làm mất thẩm mỹ và tăng khả năng thôi nhiễm kim loại, chất độc hại vào thực phẩm khi đun nấu và ăn uống. Bởi lẽ đó, bạn hãy sử dụng các miếng rửa chén mềm và đừng chùi rửa quá mạnh tay để tránh gây hại cho những vật dụng này
5. Sử dụng dung dịch tẩy rửa kém chất lượng, không an toàn
Những chất tẩy rửa không rõ nguồn gốc như bột giặt, nước giặt hay bất kỳ loại xà phòng bất kỳ đều gây hại cho gia đình bạn. Dù bản thân nước rửa chén cũng chứa thành phần hóa chất, nhưng chúng được chọn lọc và kết hợp theo tiêu chuẩn và có kiểm soát, để tránh các phản ứng chéo giữa các thành phần, bảo vệ bề mặt chén bát và hạn chế tối đa tác hại với sức khỏe.
Thường những sản phẩm không rõ nguồn gốc đều chứa chất tẩy rửa cực mạnh, gây hư hại bề mặt bảo vệ trên chén bát hay nồi chảo của bạn. Nguy hiểm hơn nếu bạn không rửa chén bát kỹ, những chất tẩy rửa còn sót lại này sẽ từ chén bát theo thức ăn mà xâm nhập vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên lời khuyên cho bạn là hãy chọn dung dịch tẩy rửa có thương hiệu và bán ở những cửa hàng uy tín, chất lượng.
6. Dùng khăn lau khô chén bát không đúng cách
Bạn thường lau chén bát sau khi rửa và trước khi mang chúng đi bảo quản, vậy bạn cần đảm bảo chiếc khăn lau sử dụng phải là khăn sạch, được tiệt trùng cẩn thận. Nếu không, chén bát mới được làm sạch của bạn sẽ tái nhiễm khuẩn sau khi dùng khăn lau.
Nhiều người còn dùng chung cả khăn lau tay cho việc lau chén bát, như thế chất bẩn, vi khuẩn và cả mầm bệnh lại càng gia tăng. Sẽ thật tệ khi dùng khăn đó cho việc lau khô chén. Ngoài dùng khăn lau, bạn có thể phơi chén dưới ánh nắng để nhanh khô và diệt khuẩn.
Nếu dùng máy rửa chén, chế độ sấy khô đã đủ để hong khô và khử trùng trên chén bát. Máy rửa chén Tomate, xuất xứ từ Châu Âu gồm 6 chương trình rửa hiện đại như rửa nhanh, rửa tiết kiệm…với nhiệt độ sấy khác nhau, phù hợp với nhu cầu của hầu hết gia đình.
6 chương trình rửa của máy rửa chén Tomate
[:]